VẬT LIỆU XANH SẼ ĐƯỢC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM TRONG 5-10 NĂM NỮA
Bởi những hạn chế rõ rệt của các vật liệu truyền thống nên việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng vật liệu xanh trở thành một xu hướng tất yếu mà mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần hướng đến nhằm bảo đảm tính bền vững cho môi trường và sức khỏe người sử dụng.
Theo báo cáo của German Watch năm 2019, Việt Nam là 1 trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Cùng với đó, qua thống kê của Viện Vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Chính vì vậy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đứng trước mối đe doạ này, việc tìm kiếm, thúc đẩy sản xuất các vật liệu xanh trong xây dựng đang là xu hướng phát triển bền vững được nhiều người quan tâm. Những giải pháp công nghệ cao, sản phẩm thông minh được thay thế cho vật liệu xây dựng truyền thống, nhằm tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện hơn với môi trường.
Vật liệu xanh thường có ít tác động xấu hơn đối với môi trường bởi trong quá trình sản xuất vật liệu xanh ít tiêu tốn năng lượng và thường tạo ra ít khí gây hiệu ứng nhà kính (nguồn ảnh: baoxaydung)
Cơ hội phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam
Khoa học kỹ thuật đang phát triển từng giờ, góp phần tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Nhờ đó, các vật liệu xây dựng tiên tiến đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều hướng tới những vật liệu có độ bền cao, tuổi thọ khai thác dài, qua đó giảm thiểu được các tác động đến môi trường.
Tại Việt Nam, thị trường vật liệu xanh đang dần có sự chuyển dịch và đạt được những bước tiến quan trọng, được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về các công trình bền vững với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Thị trường dự kiến sẽ mở rộng nhanh chóng khi chính phủ, KTS, doanh nghiệp và người sử dụng nhận ra lợi ích lâu dài của công trình xanh. Ngoài lợi ích về môi trường, vật liệu xanh không gây rủi ro cho sức khỏe con người, khiến chúng trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với các công ty và tổ chức xây dựng.
Là một KTS có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công các công trình nhà ở, KTS Nguyễn Kava (Story Architecture) nhận định: “Xu hướng sử dụng vật liệu xanh sẽ là vật liệu sạch sản xuất tại địa phương. Với các công nghệ phát triển về máy móc thì mỗi vùng với tài nguyên sẵn có sẽ tạo ra vật liệu sạch và xanh. Khi đó, nhiều chi phí được giảm: chi phí vận chuyển, nhân công,…đem đến giá thành sản phẩm rẻ hơn. Ngoài ra, loại vật liệu xanh được ưu tiên nữa là vật liệu không dùng hoặc ít dùng hoá chất công nghiệp”.
Flamingo Cát Bà - dự án công trình xanh sử dụng sản phẩm Bê Tông Khí Viglacera
Chính sách khuyến khích các sản phẩm vật liệu xanh: Việt Nam đang có sự hỗ trợ rất lớn từ cơ chế chính sách của Chính phủ nhằm đẩy nhanh quá trình “xanh hóa” nền kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng. Việc cam kết Net Zero carbon vào năm 2050 của Chính phủ là một minh chứng rõ ràng.
Gia tăng cơ hội đầu tư: Những năm gần đây phát triển kiến trúc xanh cũng không nằm ngoài xu hướng với thế giới. Nhờ việc sử dụng vật liệu xanh, các công trình xanh đem lại những giá trị to lớn cho nhà đầu tư, người sử dụng và cả môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội. Các dự án sử dụng vật liệu xanh với giá cả phải chăng sẽ phải được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng trong tương lai trung và dài hạn tại Việt Nam.
Đa dạng loại vật liệu xanh: Bằng việc áp dụng được các công nghệ tiên tiến và hiện đại, hiện nay, trên thị trường, vật liệu xây dựng xanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp và panel bê tông rỗng đùn ép.
Nhận thức ngày một tiến bộ của con người: Điều đáng mừng là xu hướng này đang tăng trưởng tại Việt Nam, nhận thức của xã hội đang ngày càng tốt hơn ở mọi tầng lớp. Đây chính là tác nhân góp phần rất lớn vào sự phát triển của kiến trúc xanh. Mà thành phần đóng góp nhiều nhất là các kiến trúc sư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình. Họ đã và đang nhận ra mình không chỉ là đang đi theo xu hướng mà còn hiểu được vật liệu xanh quan trọng như thế nào, mở đường cho ngành vật liệu xanh phát triển bền vững hơn.
Nhu cầu từ người tiêu dùng và thị trường là động lực chính của các công trình xanh tại Việt Nam ( Ảnh dự án Masterise)
BÊ TÔNG KHÍ VIGLACERA - Bước chuyển mình để thích ứng với dòng chảy kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững
Viglacera là một trong những đơn vị có đóng góp không nhỏ vào hành trình hướng đến một ngành xây dựng xanh thông qua các giải pháp về vật liệu xây dựng xanh như gạch bê tông khí.
Hiện nay, Viglacera đang sản xuất tấm panel (ALC) và gạch AAC bê tông khí theo dây chuyền công nghệ của Hess AAC System (CHLB Đức). Ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới đã giúp sản phẩm bê tông khí đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của quốc tế như Tiêu chuẩn EN 771 – 4 của Châu Âu, GTB 23451 – 2009 của Trung Quốc hay tiêu chuẩn xanh (Standard of Green mark) của Singapore… Các chỉ tiêu như cường độ uốn, khả năng chịu lực, khả năng chịu rung chấn, chống ồn, chống cháy… là những tiêu chí quan trọng giúp sản phẩm bê tông khí của Viglacera luôn là lựa chọn số 1 của các chủ đầu tư hướng tới công trình xanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Tấm panel ALC - bê tông khí Viglacera được sản xuất trên theo công nghệ của Đức
Năm 2023, Bê Tông Khí Chưng Áp Viglacera (AAC) đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra chất lượng, để đạt được chứng nhận Sản phẩm “xanh” SGBC trao tặng. Chứng chỉ “Sản phẩm xanh - Green Building Product” dành cho Bê tông khí chưng áp Viglacera (AAC) có hiệu lực trong năm 2023-2024. Đây là chứng nhận được ghi nhận Toàn cầu, góp phần giúp sản phẩm AAC Viglacera vươn ra thế giới, thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng nói chung và các dự án, công trình xanh nói riêng.
Chứng nhận “Nhãn Xanh” GREEN BUILDING PRODUCT CERTIFICATE cho sản phẩm Bê Tông Khí Chưng Áp – Viglacera
Việc thực hiện các cam kết về phát triển bền vững vẫn còn nhiều thuận lợi và thách thức song hành, tuy nhiên bê tông khí Viglacera sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp năng lượng xanh, hạn chế phát thải trong thời gian tới, hướng đến các mục tiêu chung về bền vững của tập đoàn toàn cầu.
Nguồn: Sưu Tầm & Biên tập