XÂY DỰNG AN TOÀN TRONG KHU VỰC ĐỊA CHẤN VỚI BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP VIGLACERA
Bên cạnh các phương pháp thi công hiện đại, vật liệu xây dựng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà động đất gây ra.
Các vụ động đất xảy ra ngày càng thường xuyên, với quy mô và mức độ nghiêm trọng đã đặt ra những nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu và chế tạo vật liệu có khả năng chống chọi với các cơn địa chấn.
Mới đây, theo Hãng tin CNA (Đài Loan), trận động đất xảy ra ngoài khơi Đài Loan vào ngày 3/4/2024 là trận động đất mạnh nhất làm rung chuyển hòn đảo này kể từ trận động đất 7,3 độ năm 1999 khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Đài Loan khiến hơn 2.000 người thiệt mạng
Theo ông Ngô Kiện Phú (Wu Chien-fu) - giám đốc Trung tâm địa chấn thuộc Sở Khí tượng Đài Loan (CWA), trận động đất năm 1999 đã làm đổ sập hàng trăm tòa nhà ở miền trung Đài Loan, còn trận động đất ngày 3-4 đã làm rung chuyển nhiều khu vực của Đài Loan hơn với cường độ mạnh hơn bất kỳ trận động đất nào khác kể từ năm 1999.
Động đất là gì?
Động đất là sự rung chuyển trên bề mặt trái đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Các nguyên nhân tạo ra động đất có nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh.
Trong đó, nguyên nhân nội sinh là do vận động của các mảng kiến tạo trong vỏ trái đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm.
Động đất gây thiệt hại về con người lẫn vật chất
Nguyên nhân ngoại sinh là do thiên thạch va chạm vào trái đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn; do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn.
Tương tự, nguyên nhân nhân sinh dẫn đến động đất là do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.
Mức độ động đất được xác định bằng độ Richter. Theo đó, động đất thường làm rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất.
Ngoài ra, các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu.
Loại vật liệu xây nhà nào có khả năng chống chọi với động đất?
Động đất là một thiên tai không thể dự báo trước, nếu có cũng trong thời khoảng rất ngắn nên không thể tránh được. Tuy nhiên, vẫn có thể chủ động trong việc thi công, xây dựng để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra.
Theo đó, cách đối phó tốt nhất là ở những khu vực nhiều động đất là cần xây những tòa nhà kiên cố, chống rung bằng những loại vật liệu chất lượng. Trong đó, vật liệu chống động đất cần có độ cứng và độ dẻo nhất định, cần có trọng lượng nhẹ để giảm tải trọng quán tính.
Quá trình test độ dẻo của Bê tông khí chưng áp (ALC) Viglacera
Xây dựng an toàn trong khu vực địa chấn với bê tông khí chưng áp Viglacera
Bê tông khí chưng áp Viglacera là một loại vật liệu xây dựng tiên tiến nhất hiện nay, được sản xuất từ những nguyên liệu như xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước và chất tạo khí và qua quá trình chưng áp kỹ lưỡng.
Với cấu trúc các bọt khí li ti trong vật liệu nên trọng lượng của bê tông khí chưng áp Viglacera nhẹ hơn nhiều so với gạch truyền thống (chỉ bằng 1/3 trọng lượng so với gạch đất nung, và 1/4 so với bê tông thông thường). Do đó, loại gạch không nung này có thể giảm chi phí móng, kết cấu 8-10%, giúp nhà ít bị rung lắc khi có động đất.
Quá trình chưng áp bê tông khí Viglacera
Ngoài ra khả năng chịu nén của bê tông khí chưng áp (AAC/ALC) được sản xuất theo nhiều kích thước và cường độ chịu nén khác nhau (> 3.5Mpa ). Khả năng chống va đập > 5.0 / lần, đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp nhà xây từ bê tông khí chưng áp hoàn toàn có thể chịu được lực va đập từ động đất.
Không chỉ có khả năng chống chịu động đất vượt trội, bê tông khí chưng áp Viglacera còn mang lại nhiều lợi ích khác như cách âm, cách nhiệt và khả năng chống cháy. Những tính năng này giúp tăng cường độ an toàn và thoải mái cho người sử dụng, đồng thời góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, bê tông khí chưng áp ngày càng trở nên phổ biến trong các công trình xây dựng và được cho là giải pháp xây dựng hiện đại sẽ làm thay đổi cả ngành vật liệu xây dựng.