Giỏ hàng

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Theo nghị định 139/2017/NĐ-CP, để chung tay cùng cộng đồng thế giới bảo vệ môi trường, chống biển đổi khí hậu. Việc sử dụng các loại vật liệu không nung nói chung hay gạch không nung nói riêng được khuyến khích thậm chí là bắt buộc sử dụng trong các công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng.

Quyết định này đã tạo ra một hướng đi mới thân thiện với môi trường, tạo cơ hội cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và giúp mọi người tiếp cận gần hơn loại vật liệu tiên tiến này.

Tuy nhiên trên thị trường đang có rất nhiều các loại gạch không nung khiến cho người dùng lăn tăn không biết chọn lựa loại vật liệu nào mới thật sự phù hợp với nhu cầu của bản thân.  Vậy cần phân biệt các loại gạch không nung thế nào?

GẠCH KHÔNG NUNG LÀ GÌ?

Một số gạch không nung trên thị trường hiện nay

Trong ngành vật liệu xây dựng thì chúng ta có thể hiểu đơn giản, đây là một loại vật liệu mà khi sản xuất tạo ra chúng sẽ không dùng nhiệt để nung. Nguyên liệu chính tạo ra gạch không nung được làm từ xi măng, sau khi trải qua công đoạn định hình thì tự đóng rắn, đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ.

Dòng gạch này được tăng cường độ bền nhờ lực ép, lực rung hoặc cả ép lẫn rung tác động lên viên gạch và các thành phần kết dính.

CÓ NHỮNG LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG NÀO?

Các loại gạch không nung phổ biến bao gồm gạch xỉ, gạch bê tông, gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt khí. Ngoài ra, còn có gạch rỗng và gạch đặc, tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng của mỗi công trình mà chọn sử dụng cho phù hợp.

Gạch bê tông cốt liệu

Gạch bê tông cốt liệu còn gọi là gạch block, được cấu thành từ nguyên liệu chính là xi măng, đá mạt và các chất phụ gia. Dưới quá trình rung ép thủy lực hoặc ép tĩnh, cốt liệu ổn định và được chèn chặt trong các khuôn thép – mang hình dạng theo khuôn mẫu. Quá trình tiếp theo là dưỡng hộ cho tới khi cứng đạt loại mác yêu cầu sản xuất.

Gạch bê tông cốt liệu rất nặng

So với các loại gạch xây khác, gạch block được sản xuất nhiều bởi nó có khả năng chịu lực tốt mà giá bán lại rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của gạch bê tông là nặng, thấm nước mạnh nên chỉ được dùng cho việc xây hàng rào, tường bao công trình không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Gạch bê tông bọt

Gạch bê tông bọt hay còn gọi là gạch CLC, đây là gạch bê tông không chưng áp. Loại gạch này được sản xuất thủ công, tạo hình bằng các khuôn đúc sẵn. Không trải qua quá trình chưng ở nồi áp suất cao.

Về thẩm mỹ và chất lượng không thể so sánh được so với dòng gạch bê tông khí chưng áp AAC. Tuy nhiên giá thành thì lại tốt hơn và cũng thừa hưởng các ưu điểm cách âm, cách nhiệt tốt, không co ngót,…do cũng có cấu trúc bọt khí li ti bên trong.

Gạch papanh

Gạch papanh còn được gọi là parpaing, babanh, gạch bi… Đây là loại gạch không nung, được nén từ xỉ than phế thải công nghiệp với một lượng nhỏ vôi, và xi măng để liên kết. Đây là loại gạch được sử dụng phổ biến và có từ lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của gạch bavanh khá thấp, mất nhiều thời gian để viên gạch khô cứng chắc lại nên tỷ trọng sử dụng loại gạch này không cao, phương pháp sản xuất chủ yếu cũng chỉ do người thợ làm thủ công.

Khả năng chịu lực của gạch bavanh khá thấp

Gạch papanh có ưu điểm là cũng có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, bề mặt bằng phẳng do không chứa đá như gạch block, chất liệu thân thiện với môi trường và sức khỏe và đặc biệt có giá thành thấp thế nhưng do khả năng chịu lực không cao nên gạch bavanh không thể sử dụng cho các công trình kiến trúc lớn, quan trọng mà chủ yếu dùng để xây các công trình phụ nhằm tiết kiệm chi phí.

Gạch bê tông khí chưng áp 

Gạch bê tông chưng áp hay còn gọi là gạch AAC, bao gồm các loại vật liệu xi măng, cát nghiền mịn, vôi, nước và bột nhôm – chất tạo khí (có thể thay cát bằng các khoáng silic hoạt tính như xỉ bazơ dưới dạng nghiền mịn) được sản xuất bằng công nghệ hiện đại . Đặc trưng của loại gạch bê tông khí chưng là các bọt khí trong bê tông chưng áp được tạo ra trong thời gian bắt đầu đông kết, nhờ phản ứng sinh khí của bột nhôm. Các bọt khí này tạo thành lỗ rỗng làm cho hỗn hợp bê tông nở, nhờ vậy dù có kích thước khá lớn nhưng gạch bê tông khí vẫn có một trọng lượng rất nhẹ.

Lò sản xuất gạch bê tông khí chưng áp Viglacera

Sau khi hỗn hợp đã khô và rắn lại, sản phẩm được tháo khuôn, một máy cắt chuyên dụng sẽ cắt thành từng block theo kích thước yêu cầu và được đưa vào thiết bị chưng áp (autoclave), tại đó sản phẩm phát triển cường độ trong môi trường hơi nước bão hoà có nhiệt độ và áp suất cao.

Gạch bê tông khí chưng áp mang cho mình những ưu điểm vượt bậc như cách nhiệt, cách âm, tiết kiệm điện năng sử dụng và vô cùng thân thiện với môi trường. Hiện nay gạch gạch bê tông khí chưng áp đang trở thành xu hướng sản xuất vật liệu xây dựng mới.

Bê tông khí chưng áp Viglacera hiện nay đang dẫn đầu thị trường Việt Nam với công nghệ sản xuất trên dây truyền, thiết bị của Đức. Các sản phẩm bê tông khí chưng áp Viglacera bao gồm gạch AAC và tấm panel ALC – đây là loại vật liệu thông minh nhất cho mọi công trình  xây dựng. Với khả năng chịu lực, cách nhiệt và độ bền cao đã được ứng dụng vào những dự án lớn,  các sản phẩm của bê tông khí chưng áp viglacera góp phần vào nền tảng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường. 

Liên hệ với chúng tôi
1900 561592